Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
90919


 map.PNG
Bản đồ xã Thành Tâm, Huyện Thạch Thành, Tỉnh Thanh Hoá

 

   Tình hình chung của xã Thành Tâm:

            Thành Tâm là một xã miền núi của huyện Thạch Thành cách trung tâm huyện 15 km về phía Đông Bắc của huyện, có đường Quốc lộ 217B và Tỉnh lộ 522 chạy qua và tiếp giáp như sau:

+ Phía Bắc giáp thị trấn Vân Du
+ Phía Nam giáp xã Ngọc Trạo.
+ Phía Đông giáp xã Hà Long huyện Hà Trung.
+ Phía Tây giáp xã Thành Thọ, Thành An.

Tổng diện tích tự nhiên của xã là 2.316,63 ha. Trong đó: Đất Nông nghiệp 1.948,01 ha, đất phi nông nghiệp 364,55 ha, đất chưa sử dụng 4,07 ha. Toàn xã có 1.599 hộ, 6.461 khẩu, 3.420 lao động, 62 hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo chiếm: 3,88%. Có 02 dân tộc sinh sống chủ yếu đó là dân tộc Kinh chiếm 55% và dân tộc Mường chiếm 45%, tại 15 thôn bản. Thu nhập bình quân đầu người của xã năm 2016 đạt 34,5 triệu đồng/người/năm, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 18%. Cơ cấu kinh tế của xã: Công nghiệp dịch vụ chiếm 55%, nông nghiệp chiếm 45%. Năm trong khu công nghiệp; nhà máy Mía đường Việt Nam Đài Loan và nhà máy may S&H ViNa Hàn Quốc.

- Khí hậu.

Xã nằm trong vùng miền núi phía Tây Bắc của Tỉnh Thanh Hoá cùng chung với khí hậu 2 vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Thời tiết trong năm chia thành 2 mùa rõ rệt: Mùa Đông lạnh mưa ít và mùa Hạ nóng ẩm mưa nhiều.

- Nhiệt độ: Do được thừa hưởng chế độ bức xạ mặt trời nhiệt đới đã dẫn đến một nền nhiệt tương đối cao. Tổng nhiệt độ bình quân trong năm 85000C- 86000C. Biên độ nhiệt năm là 12 – 130C, biên độ nhiệt ngày là 5,5 – 60C. Nhìn chung nhiệt độ thuận lợi cho sinh hoạt và đời sống.

- Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí có quan hệ chặt chẽ với nhiệt độ và lượng mưa, biến trình độ ẩm không khí tỷ lệ thuận với biến trình mưa và tỷ lệ nghịch với biến trình của nhiệt độ không khí. Độ ẩm không khí bình quân năm là: 85 - 86%.

- Hướng gió: Hàng năm chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính: Gió mùa Đông Bắc và gió Đông Nam. Ngoài ra còn chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng vào mùa hè ảnh hưởng sản xuất nông nghiệp và sức khỏe con người.

 + Gió mùa Đông Bắc thường xuất hiện từ đầu tháng 10 đến tháng 4 năm sau, mang theo mưa phùn, nhiệt độ xuống thấp ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống nhân dân.

+ Gió Đông Nam xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 10 mang theo nhiều hơi nước và thường xuyên có mưa.

+ Gió mùa Tây Nam khô nóng thường xuất hiện vào tháng 6 đến tháng 8 hàng năm ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Bão thường xuất hiện từ tháng 7 - 10, kèm theo mưa to gây ngập úng, làm thiệt hại đến sản xuất và đời sống của người dân.

- Lượng mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm là: 1600 - 1800 mm. Vụ mùa chiếm 85 - 89% lượng mưa. Trong những năm gần đây mưa lớn thất thường và mùa mưa thường gây ra ngập úng trên diện rộng, lúc không mưa lại gây ra khô hạn nứt nẻ.
              - Tài nguyên đất

               Xã Thành Tâm thuộc khu vực miền núi của huyện Thạch Thành nên địa hình chia làm 3 khu:

- Khu thung lũng: Thuận lợi cho việc xây dựng nhà ở dân cư và phát triển đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp.

- Khu vực đất sườn đồi núi, đồi núi thoải, độ dốc từ 150 – 250 phù hợp cho việc phát triển cây mía, cây cao su vv…

- Khu vực đồi núi cao có độ dốc lớn >250 là rừng tự nhiên phòng hộ.

Diện tích đất ruộng canh tác chia thành các tiểu vùng nằm trong các thung lũng, xen kẽ trong khu dân cư chủ yếu là các khu ruộng bậc thang. Hệ thống kênh mương hàng năm được nạo vét, tu bổ thường xuyên thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.

Số liệu điều tra đất năm 2000 của tỉnh Thanh Hoá lập theo phương pháp FAO -UNESCO Xã có diện tích tự nhiên là 2.316,63 ha, gồm có 3 loại đất chính sau:

- Nhóm đất đỏ vàng (F): Chiếm phần lớn diện tích đất tự nhiên của xã, đất hình thành trên sản phẩm phong hoá của các loại đá mẹ khác nhau. Thích hợp để trồng các loại cây công nghiệp, cây ăn quả kết hợp trồng rừng sản xuất.

- Nhóm đất Feralis phát triển trên đá phiến thạch sét (Fs) và đá phoocphia rit (Fk) hai loại đất này phù hợp cho phát triển cây lâm nghiệp và cây công nghiệp lâu năm.

- Nhóm đất phù sa gồm: Đất phù sa chua Glây nông (Fld - g2 ), phù sa chua Glây sâu (FLd – g­­2), phù sa biến đổi chua ( Fle- d), thích hợp cho trồng 2 vụ lúa.

- Tài nguyên rừng

Diện tích đất rừng hiện có 1.322,09 ha, chiếm 57,06% diện tích đất tự nhiên, điều này đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển ngành lâm nghiệp, góp phần nâng cao thu nhập của người dân trong xã, chống sói mòn, cân đối môi sinh, môi trường.

- Trong đó:

+ Diện tích đất rừng sản xuất: 1.106,55 ha với cây trồng như: Keo, Lát. Trong đó: Hộ gia đình sử dụng là 532,11 ha, tổ chức kinh tế của Nông trường sử dụng là 466,6 ha, Ban quản lý rừng phòng hộ sử dụng 108,11 ha.

- Tài nguyên nước

- Nước là nguồn tài nguyên đặc biệt quan trọng là thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường. Nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân được lấy từ 2 nguồn:

+ Nguồn nước mặt: Đây là nguồn nước cung cấp cho cây trồng lấy từ nguồn nước sông, suối và hồ đập có trên địa bàn.

+ Nguồn nước ngầm: Gồm có 2 lớp:

    Lớp 1: Ở độ sâu từ 5 - 7 m, được nhân dân khai thác qua hệ thống giếng khơi để lấy nước sinh hoạt qua bể lọc gia đình, chất lượng đảm bảo, vệ sinh nước chưa bị ô nhiễm.

  Lớp 2: Ở độ sâu 15 - 40 m, nguồn nước sạch, chất lượng đảm bảo, hiện đang được các hộ khai thác để phục vụ sinh hoạt.

- Tài nguyên khoáng sản

Theo số liệu điều tra về khoáng sản địa bàn huyện Thạch Thành thì trên địa bàn xã Thành Tâm có mỏ quặng sắt, tuy trữ lượng không lớn, song đây cũng là nguồn tài nguyên quý để phục vụ cho ngành công nghiệp.

 

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC