Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
90919

Luật tố cáo 2018

Ngày 07/09/2022 08:00:00

Luật Tố cáo năm 2018 được Quốc hội thông qua ngày 12/6/2018 thay thế Luật Tố cáo năm 2011. Luật có 9 chương và 67 điều, so với Luật Tố cáo năm 2011 thì Luật Tố cáo năm 2018 được cho là có nhiều điểm mới đáng chú ý. Những điểm mới của Luật Tố cáo năm 2018 gồm:

1. Bổ sung quy định về tố cáo nặc danh:
Tiếp nhận, xử lý đối với tố cáo nặc danh là nội dung mới được bổ sung tại Luật Tố cáo năm 2018. Điều 25 quy định:
- Không xử lý đối với tố cáo không rõ họ tên, địa chỉ của người tố cáo hoặc qua kiểm tra, xác minh không xác định được người tố cáo hoặc người tố cáo sử dụng họ tên của người khác để tố cáo hoặc thông tin có nội dung tố cáo được phản ánh bằng đơn tố cáo. Tiếp nhận, thanh tra, kiểm tra đối với tố cáo thuộc trường hợp nêu trên nhưng có nội dung rõ ràng về người có hành vi vi phạm pháp luật, có tài liệu, chứng cứ cụ thể về hành vi vi phạm pháp luật và có cơ sở để thẩm tra, xác minh.
2. Rút gọn trình tự giải quyết tố cáo:
Tại Điều 28, Luật Tố cáo năm 2018, trình tự giải quyết tố cáo được rút gọn lại chỉ còn 4 bước thay vì 5 bước như quy định trước đây. 4 bước này bao gồm: thụ lý tố cáo, xác minh nội dung tố cáo, kết luận nội dung tố cáo, xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo; bỏ bước công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm tố cáo của Luật Tố cáo năm 2011.
3. Rút ngắn thời gian giải quyết tố cáo:
Luật Tố cáo năm 2018 quy định thời hạn giải quyết tố cáo là không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý tố cáo, trường hợp vụ việc phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo một lần nhưng không quá 30 ngày, đặc biệt phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo hai lần, mỗi lần không quá 30 ngày (Điều 30).
Trong khi đó Luật Tố cáo năm 2011 quy định thời hạn này là 60 ngày, vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết là 90 ngày kể từ ngày thụ lý giải quyết tố cáo.
4. Cho phép rút tố cáo:
Đây cũng là nội dung mới được đưa vào Luật Tố cáo năm 2018, Luật Tố cáo năm 2011 không quy định về nội dung này. Theo đó, Điều 33, Luật mới chỉ rõ: Người tố cáo có quyền rút toàn bộ nội dung tố cáo hoặc một phần nội dung tố cáo trước khi người giải quyết tố cáo ra kết luận nội dung tố cáo. Việc rút tố cáo phải được thực hiện bằng văn bản.
5. Quy định rõ về bảo vệ người tố cáo:
Điều 47 của Luật Tố cáo năm 2018 định nghĩa rất rõ về đối tượng, phạm vi bảo vệ người tố cáo. Cụ thể, bảo vệ người tố cáo là việc bảo vệ bí mật thông tin của người tố cáo; bảo vệ vị trí công tác, việc làm, tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người tố cáo, vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người tố cáo.
Khi có căn cứ về vị trí công tác, việc làm, tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người tố cáo và người thân của họ đang bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại ngay tức khắc hay họ bị trù dập, phân biệt đối xử do việc tố cáo, người giải quyết tố cáo, cơ quan khác có thẩm quyền phải áp dụng biện pháp bảo vệ cần thiết.
6. Tạm đình chỉ, đình chỉ việc giải quyết tố cáo:
Trước đây Luật Tố cáo năm 2011 không quy định về điều này trong khi đó Luật Tố cáo năm 2018 cho phép người tố cáo ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo khi cần đợi kết quả giải quyết của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác hoặc đợi kết quả giải quyết vụ việc khác có liên quan hoặc cần đợi kết quả giám định bổ sung, giám định lại.
Việc đình chỉ giải quyết tố cáo được thực hiện khi: người tố cáo rút toàn bộ nội dung tố cáo; người bị tố cáo là cá nhân đã chết và nội dung tố cáo chỉ liên quan đến trách nhiệm của người bị tố cáo; vụ việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền...(Điều 34).
7. Thanh tra Chính phủ là đầu mối trong việc tiếp nhận, phân loại và đề xuất giải quyết tố cáo thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ
Khoản 2 Điều 32 Luật Tố cáo 2018 quy định Tổng Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm tiếp nhận, phân loại, đề xuất việc giải quyết tố cáo thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ; xác minh nội dung tố cáo, báo cáo kết quả xác minh, kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ tướng Chính phủ khi được giao.
8. Bổ sung những quy định quan trọng về việc bảo vệ người tố cáo
Luật Tố cáo 2018 tiếp tục dành một chương quy định về bảo vệ người tố cáo (từ Điều 47 điến Điều 58).
Điều 47 của Luật Tố cáo 2018 định nghĩa rất rõ về đối tượng, phạm vi bảo vệ người tố cáo, cụ thể là bảo vệ người tố cáo là việc bảo vệ bí mật thông tin của người tố cáo; bảo vệ vị trí công tác, việc làm, tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người tố cáo, vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người tố cáo. Khi có căn cứ về việc vị trí công tác, việc làm, tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người tố cáo và người thân của họ đang bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại ngay tức khắc hay họ bị trù dập, phân biệt đối xử do việc tố cáo, người giải quyết tố cáo, cơ quan khác có thẩm quyền phải áp dụng biện pháp bảo vệ cần thiết.
Điều 48 của Luật Tố cáo 2018 quy định rất cụ thể các quyền của người được bảo vệ, đó là được biết về các biện pháp bảo vệ; Được giải thích về quyền và nghĩa vụ khi được áp dụng biện pháp bảo vệ; Đề nghị thay đổi, bổ sung, chấm dứt việc áp dụng biện pháp bảo vệ;Từ chối áp dụng biện pháp bảo vệ. Được bồi thường theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong trường hợp người tố cáo đã đề nghị người giải quyết tố cáo, cơ quan khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ mà không áp dụng biện pháp bảo vệ hoặc áp dụng không kịp thời, không đúng quy định của pháp luật, gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản, tinh thần cho người được bảo vệ.
Điều 49 của Luật Tố cáo 2018 quy định rất rõ cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ và trách nhiệm của các cơ quan này. Đây là điểm mới so với Luật Tố cáo năm 2011. Theo quy định này thì cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ…
Ngoài những điểm mới nêu trên, Luật Tố cáo năm 2018 vẫn quy định 2 hình thức tố cáo là tố cáo bằng đơn hoặc được trình bày trực tiếp, không mở rộng hình thức tố cáo bằng fax hay email như đề xuất trước đó. Đây cũng là nội dung đáng chú ý của Luật Tố cáo năm 2018 có hiệu lực từ ngày 01/01/2019.
Chi tiết của Luật đính kèm:
Luật tố cáo 2018.pdf

Luật tố cáo 2018

Đăng lúc: 07/09/2022 08:00:00 (GMT+7)

Luật Tố cáo năm 2018 được Quốc hội thông qua ngày 12/6/2018 thay thế Luật Tố cáo năm 2011. Luật có 9 chương và 67 điều, so với Luật Tố cáo năm 2011 thì Luật Tố cáo năm 2018 được cho là có nhiều điểm mới đáng chú ý. Những điểm mới của Luật Tố cáo năm 2018 gồm:

1. Bổ sung quy định về tố cáo nặc danh:
Tiếp nhận, xử lý đối với tố cáo nặc danh là nội dung mới được bổ sung tại Luật Tố cáo năm 2018. Điều 25 quy định:
- Không xử lý đối với tố cáo không rõ họ tên, địa chỉ của người tố cáo hoặc qua kiểm tra, xác minh không xác định được người tố cáo hoặc người tố cáo sử dụng họ tên của người khác để tố cáo hoặc thông tin có nội dung tố cáo được phản ánh bằng đơn tố cáo. Tiếp nhận, thanh tra, kiểm tra đối với tố cáo thuộc trường hợp nêu trên nhưng có nội dung rõ ràng về người có hành vi vi phạm pháp luật, có tài liệu, chứng cứ cụ thể về hành vi vi phạm pháp luật và có cơ sở để thẩm tra, xác minh.
2. Rút gọn trình tự giải quyết tố cáo:
Tại Điều 28, Luật Tố cáo năm 2018, trình tự giải quyết tố cáo được rút gọn lại chỉ còn 4 bước thay vì 5 bước như quy định trước đây. 4 bước này bao gồm: thụ lý tố cáo, xác minh nội dung tố cáo, kết luận nội dung tố cáo, xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo; bỏ bước công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm tố cáo của Luật Tố cáo năm 2011.
3. Rút ngắn thời gian giải quyết tố cáo:
Luật Tố cáo năm 2018 quy định thời hạn giải quyết tố cáo là không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý tố cáo, trường hợp vụ việc phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo một lần nhưng không quá 30 ngày, đặc biệt phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo hai lần, mỗi lần không quá 30 ngày (Điều 30).
Trong khi đó Luật Tố cáo năm 2011 quy định thời hạn này là 60 ngày, vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết là 90 ngày kể từ ngày thụ lý giải quyết tố cáo.
4. Cho phép rút tố cáo:
Đây cũng là nội dung mới được đưa vào Luật Tố cáo năm 2018, Luật Tố cáo năm 2011 không quy định về nội dung này. Theo đó, Điều 33, Luật mới chỉ rõ: Người tố cáo có quyền rút toàn bộ nội dung tố cáo hoặc một phần nội dung tố cáo trước khi người giải quyết tố cáo ra kết luận nội dung tố cáo. Việc rút tố cáo phải được thực hiện bằng văn bản.
5. Quy định rõ về bảo vệ người tố cáo:
Điều 47 của Luật Tố cáo năm 2018 định nghĩa rất rõ về đối tượng, phạm vi bảo vệ người tố cáo. Cụ thể, bảo vệ người tố cáo là việc bảo vệ bí mật thông tin của người tố cáo; bảo vệ vị trí công tác, việc làm, tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người tố cáo, vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người tố cáo.
Khi có căn cứ về vị trí công tác, việc làm, tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người tố cáo và người thân của họ đang bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại ngay tức khắc hay họ bị trù dập, phân biệt đối xử do việc tố cáo, người giải quyết tố cáo, cơ quan khác có thẩm quyền phải áp dụng biện pháp bảo vệ cần thiết.
6. Tạm đình chỉ, đình chỉ việc giải quyết tố cáo:
Trước đây Luật Tố cáo năm 2011 không quy định về điều này trong khi đó Luật Tố cáo năm 2018 cho phép người tố cáo ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo khi cần đợi kết quả giải quyết của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác hoặc đợi kết quả giải quyết vụ việc khác có liên quan hoặc cần đợi kết quả giám định bổ sung, giám định lại.
Việc đình chỉ giải quyết tố cáo được thực hiện khi: người tố cáo rút toàn bộ nội dung tố cáo; người bị tố cáo là cá nhân đã chết và nội dung tố cáo chỉ liên quan đến trách nhiệm của người bị tố cáo; vụ việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền...(Điều 34).
7. Thanh tra Chính phủ là đầu mối trong việc tiếp nhận, phân loại và đề xuất giải quyết tố cáo thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ
Khoản 2 Điều 32 Luật Tố cáo 2018 quy định Tổng Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm tiếp nhận, phân loại, đề xuất việc giải quyết tố cáo thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ; xác minh nội dung tố cáo, báo cáo kết quả xác minh, kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ tướng Chính phủ khi được giao.
8. Bổ sung những quy định quan trọng về việc bảo vệ người tố cáo
Luật Tố cáo 2018 tiếp tục dành một chương quy định về bảo vệ người tố cáo (từ Điều 47 điến Điều 58).
Điều 47 của Luật Tố cáo 2018 định nghĩa rất rõ về đối tượng, phạm vi bảo vệ người tố cáo, cụ thể là bảo vệ người tố cáo là việc bảo vệ bí mật thông tin của người tố cáo; bảo vệ vị trí công tác, việc làm, tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người tố cáo, vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người tố cáo. Khi có căn cứ về việc vị trí công tác, việc làm, tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người tố cáo và người thân của họ đang bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại ngay tức khắc hay họ bị trù dập, phân biệt đối xử do việc tố cáo, người giải quyết tố cáo, cơ quan khác có thẩm quyền phải áp dụng biện pháp bảo vệ cần thiết.
Điều 48 của Luật Tố cáo 2018 quy định rất cụ thể các quyền của người được bảo vệ, đó là được biết về các biện pháp bảo vệ; Được giải thích về quyền và nghĩa vụ khi được áp dụng biện pháp bảo vệ; Đề nghị thay đổi, bổ sung, chấm dứt việc áp dụng biện pháp bảo vệ;Từ chối áp dụng biện pháp bảo vệ. Được bồi thường theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong trường hợp người tố cáo đã đề nghị người giải quyết tố cáo, cơ quan khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ mà không áp dụng biện pháp bảo vệ hoặc áp dụng không kịp thời, không đúng quy định của pháp luật, gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản, tinh thần cho người được bảo vệ.
Điều 49 của Luật Tố cáo 2018 quy định rất rõ cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ và trách nhiệm của các cơ quan này. Đây là điểm mới so với Luật Tố cáo năm 2011. Theo quy định này thì cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ…
Ngoài những điểm mới nêu trên, Luật Tố cáo năm 2018 vẫn quy định 2 hình thức tố cáo là tố cáo bằng đơn hoặc được trình bày trực tiếp, không mở rộng hình thức tố cáo bằng fax hay email như đề xuất trước đó. Đây cũng là nội dung đáng chú ý của Luật Tố cáo năm 2018 có hiệu lực từ ngày 01/01/2019.
Chi tiết của Luật đính kèm:
Luật tố cáo 2018.pdf
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC